1. Thành phần của Traflu TRAPHACO
Paracetamol 500,0 mg
Phenylephrin hydroclorid 7,5 mg
Dextromethorphan hydrobromid 15,0 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên
(Lactose, cellulose vi tinh thể, PVP, sodium starch glycolat, magnesi stearat, talc, aerosil, HPMC, PEG 6000, titan dioxid)
Cho 1 viên cảm cúm Traflu ngày (VIÊN MÀU ĐEN)
Paracetamol 500,0 mg
Phenylephrin hydroclorid 7,5 mg
Dextromethorphan hydrobromid 15,0 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên
(Lactose, cellulose vi tinh thể, PVP, sodium starch glycolat, magnesi stearat, talc, aerosil, HPMC, PEG 6000, titan dioxid)
2. Công dụng của Traflu TRAPHACO
3. Liều lượng và cách dùng của Traflu TRAPHACO
Ban ngày: mỗi lần uống 1 viên Traflu ngày (viên màu trắng), 2 lần/ngày hoặc 6 giờ/lần.
Buổi tối: uống 1 viên Traflu đêm (viên màu đen) trước khi đi ngủ.
Trẻ em từ 6 -12 tuổi:
Ban ngày: mỗi lần uống1⁄2 – 1 viên Traflu ngày (viên màu trắng), 2 lần/ngày hoặc 6 giờ/lần
Buổi tối: uống 1⁄2 – 1 viên Traflu đêm (viên màu đen) trước khi đi ngủ.
Chú ý:
– Thời gian giữa 2 lần uống thuốc nên cách nhau khoảng 4 – 6 giờ.
– Không nên dùng thuốc cho trẻ duới 6 tuổi vì dạng bào chế không phù hợp.
4. Chống chỉ định khi dùng Traflu TRAPHACO
– Tăng huyết áp nặng, nhôi máu cơ tim, bệnh mạch vành nặng, nhịp nhanh thất
– Đang dùng thuốc ức chế MAO (monoamin oxydase).
– Cơn hen cấp
5. Thận trọng khi dùng Traflu TRAPHACO
– Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy gan, suy thận và nghiện rượu.
– Thận trọng với người bị ho có quá nhiều đờm, người có nguy cơ bị suy giảm hô hấp, khó thở, người bị bệnh phổi mạn tính.
– Thận trọng với người cao tuổi, người bị bệnh cường giáp, tăng huyết áp, nhịp tim chậm, bệnh cơ tim, xơ cứng động mạch nặng, đái tháo đường typ I, tăng nhãn áp.
– Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra ( tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
– Chlorpheniramin trong viên Traflu đêm có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, nhược cơ.
Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng do Paracetamol như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
– Không nên dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Nên cân nhắc hoặc không dùng thuốc, hoặc dừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc, tùy theo mức độ cần thiết của thuốc đối với mẹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
– Mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
– Nổi mày đay
– Nhịp tim nhanh, đỏ bừng da, tăng huyết áp
– Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu
– Buồn ngủ nhẹ
– Khô miệng, ngủ gà nhẹ tới ngủ sâu, an thần, chóng mặt và gây kích thích khi điều trị ngắt quãng (có thể gặp khi dùng viên Traflu đêm)
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
9. Tương tác với các thuốc khác
– Tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin tăng lên khi dùng cùng với oxytoxin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, atropin sunfat, guanethidin, giảm đi khi dùng cùng với phentolamin và thuốc chẹn a-adrenergic, các thuốc lợi tiểu.
– Tác dụng lên tim của phenylephrin tăng lên khi dùng cùng với thuốc mê là hydrocarbon halogen hóa, digitalis, giảm đi khi dùng cùng với Propanolol và thuốc chẹn b-adrenergic.
– Dùng đồng thời với phenothiazin có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
– Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ độc cho gan của paracetamol.
– Các thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của paracetamolvới gan.
– Probenecid có thê làm giảm đào thải paracetamol.
– Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của Dextromethorphan.
– Quinidin làm giảm chuyển hóa Dextromethorphan ở gan.
– Các thuốc ức chế monoamine oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholine của chlorpheniramin.
– Rượu và thuốc an thần gây ngủ có thể làm tăng tác dụng ức chế hệ TKTW của chlorpheniramin.
10. Quá liều và xử trí quá liều
– Ngộ độc paracetamol có thể do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều
lớn paracetamol (vi dy 7,5 — 10g/ngay trong 1-2 ngày), hoặc do dùng thuốc đài ngày. Ngộ độc paracetamol có thể gây buồn nôn, nôn và đau bụng, xảy ra trong vòng 2-3 giờ; các triệu chứng tổn thương gan rõ rệt sau 2-4 ngày. Methemoglogin máu gây xanh tím da, niêm mạc và móng tay là dấu hiệu đặc trưng. Ngộ độc nặng có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương, tiếp theo có thể ức chế than kinh trung ương: hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn,.. Hoại tử gan là độc tính nghiêm trọng nhất của ngộ độc paracetamol, có thể gây tử vong.
– Dùng quá liều dextromethorphan có thể gây buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung
giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
– Dùng quá liều phenylephrin làm tăng huyết áp, nhức đầu, cơn co giật, xuất huyết não, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, dị cảm. Nhịp tim chậm thường xảy ra sớm.
Xử lý:
Rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ tích cực.
Ngộ độc Paracetamol: giải độc tốt nhất bằng acetylcystein, phải dùng càng sớm càng tốt trong vòng 36 giờ kế từ khi uống quá liều.
Ngộ độc Dextromethorphan: dùng naloxon
Nếu tăng huyết áp đáng kê có thê dùng thuốc chẹn a-adrenergic như phetolamin.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.