Ameflu +C (H10vỉ x10viên) – viên

Liên hệ

Mã: TKKD000031 Danh mục:

Thành phần
Mỗi viên nén bao phim chứa
– Hoạt chất: Acetaminophen 500mg, Guaifenesin 200mg, Phenylephrine HCl 10mg, Dextromethorphan HBr 15mg, Vitamin C 100mg.
– Tá dược: Tinh bột ngô, tinh bột tiền hồ hóa, povidon K30, natri starch glycolat, talc, magnesi Stearat, colloidal silicon dioxyd (aerosil 200), acid citric khan, sunset yellow lake, opadry orange AMB.

Chỉ định (Thuốc dùng cho bệnh gì?)
– Thuốc được chỉ định làm giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm:
+ Sốt.
+ Các cơn đau.
+ Nhức đầu.
+ Ho.
+ Đau họng.
+ Sung huyết mũi (nghẹt mũi), chảy nước mũi.
+ Làm loãng đờm (chất nhầy) và làm loãng dịch tiết phế quản giúp dễ ho hơn.

Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
– Bệnh nhân được biết quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
– Bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO (xem phần tương tác thuốc).
– Bệnh nhân có bệnh mạch vành và cao huyết áp nặng.
– Thiếu hụt G6PD.
– Bệnh nhân bị suy gan nặng, sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat.
– Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc chứa hoạt chất Acetaminophen:
– Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Liều dùng
– Người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên, cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 6 viên/24 giờ.
– Trẻ từ 6 – 12 tuổi: uống 1/2 viên cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 3 viên/24 giờ.

Tác dụng phụ
– Một số trường hợp dị ứng với thuốc hiếm xảy ra như phát ban da, ban đỏ, mày đay. Tác dụng phụ khác có thể có là bồn chồn, mất ngủ, tăng huyết áp, tăng oxalat niệu, loạn nhịp tim, suy tim, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, suy gan, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, kích ứng dạ dày, run rẩy, người yếu mệt, ảo giác và khó thở.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng (Những lưu ý khi dùng thuốc)
– Phản ứng phụ nghiêm trọng trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng bao gồm hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc: Toxic epidermal necrolysis (TEN) hay hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: Acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP).
– Triệu chứng của các hội chứng nêu trên được mô tả như sau:
+ Hội chứng Steven-Johnson (SJS): là dị ứng thuốc thể bọng nước, bọng nước khu trú ở quanh các hốc tự nhiên: mặt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn. Ngoài ra có thể kèm sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, thận. Chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) khi có ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương.
+ Hội chứng da nhiễm độc (TEN): là thể dị ứng thuốc nặng nhất, gồm:
+ Các tổn thương đa dạng ở da: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, hồng ban hoặc các bọng nuớc bùng nhùng, các tổn thương nhanh chóng lan tỏa khắp người
+ Tổn thương niêm mạc mắt: viêm giác mạc, viêm kết mạc mủ, loét giác mạc.
+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, loét hầu, họng thực quản, dạ dày, ruột.
+ Tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu.
+ Ngoài ra còn có các triệu chứng toàn thân trầm trọng như sốt, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm gan…tỷ lệ tử vong cao 15 – 30%.
– Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Tổn thương thường xuất hiện ở các nếp gấp như nách, bẹn và mặt, sau đó có thế lan rộng toàn thân. Triệu chứng toàn thân thường có là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính tăng cao.
– Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da đầu tiên hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do Acetaminophen gây ra thì không đuợc dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế biết về vấn đề này.
Không dùng với các thuốc khác có chứa Acetaminophen.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bệnh:tim mạch, bệnh gan, tiểu đường, cường giáp, ho tiết rất nhiều đàm, cao huyết áp, suy thận, tăng nhẵn áp, tăng oxalat niệu, tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt và ho mạn tính kéo dài do hút thuốc lá, do hen phế quản, Viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thũng.
Ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu
– Có các triệu chứng mới.
– Đỏ da hoặc sưng phù.
– Cơn đau, sung huyết mũi, hoặc ho nặng hơn hoặc kéo dài hơn 7 ngày.
– Sốt nặng hơn hoặc kéo dài hơn 3 ngày.
– Cảm giác bồn chồn, chóng mặt hoặc mất ngủ.
– Ho tái phát hoặc có kèm theo sốt, phát ban da hoặc nhức đầu kéo dài.
Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.
– Liên quan đến vitamin C: không dùng liều cao vitamin C vượt quá 1g/24 giờ.
– Do tác dụng kích thích nhẹ, không nên dùng thuốc vào cuối ngày (buổi tối).

Tương tác thuốc (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)
– Không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế men monoamino oxidase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO. Nếu bạn không biết rõ rằng thuốc đang dùng theo đơn bác sĩ có chứa IMAO hay không, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc này.
– Các thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen trên gan.
– Dùng đồng thời Phenylephrin với các amin có tác dụng giống thần kinh giao cảm có thể làm gia tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch.
– Phenylephrin có thể làm giảm hiệu lực của các thuốc chẹn beta và các thuốc chống tăng huyết áp (bao gồm Debrisoquin, Guanethidin, Reserpin, Methyldopa). Rủi ro về tăng huyết áp và các tác dụng không mong muốn về tim mạch có thể được gia tăng.
– Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptylin, Imipramin): có thể làm tăng các tác dụng không mong muốn về tim mạch của Phenylephrin.
– Dùng đồng thời Phenylephrin với alkaloid nấm cựa gà (Ergotamin và Methysergid): làm tăng ngộ độc nấm cựa gà.
– Dùng đồng thời Phenylephrin với Digoxin: làm tăng rủi ro nhịp đập tim không bình thường hoặc đau tim.
– Dùng đồng thời Phenylephrin với Atropin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ do Phenylephrin gây ra.
– Dùng đồng thời Dextromethorphan với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cuờng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này.
– Quinidin ức chế cytochrom P450 2D6, làm tăng nồng độ Dextromethorphan trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của Dextromethorphan.
– Dùng đồng thời trên 200mg vitamin C với 30mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đuờng tiêu hóa.
– Dùng đồng thời vitamin C với Aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết Aspirin trong nước tiểu.
– Dùng đồng thời vitamin C và Fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ Fluphenazin huyết tương.
– Vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12.

Bảo quản: Ở nhiệt độ từ 15°C đến 30°C, nơi khô ráo và tránh ánh sáng

Đóng gói: Vỉ 10 viên. Hộp 1 vỉ, 10 vỉ hoặc 20 vỉ

Thương hiệu: OPV

Nơi sản xuất: Việt Nam

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Vui lòng đọc kĩ thông tin chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ameflu +C (H10vỉ x10viên) – viên”