Partamol là thuốc gì?
Thuốc Partamol có các thành phần trong công thức dưới đây:
Hoạt chất:
- Paracetamol với hàm lượng 250 mg.
Thành phần tá dược:
- Acid citric khan.
- Natri bicarbonat khan, natri benzoat.
- Saccharose.
- Povidon K30.
- Phẩm màu sunset yellow dye.
- Aspartam.
- Natri carbonat khan.
- Bột mùi cam.
Công dụng của thuốc Partamol là gì?
- Thuốc Partamol được dùng để điều trị trong các cơn đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
- Lưu ý, thuốc đặc biệt đối với những bệnh nhân chống chỉ định hoặc các trường hợp không dung nạp salicylat.
- Thuốc Partamol có tác động tốt trên những cơn đau nhẹ không thuộc nguồn gốc nội tạng.
Liều dùng thuốc Partamol
Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà liều dùng Partamol được chỉ định sẽ khác nhau, cụ thể:
Đối tượng người lớn:
- Liều dùng: từ 0,5 – 1 g (2 – 4 gói).
- Tần số sử dụng thuốc 4 – 6 lần/ ngày.
- Lưu ý tối đa là 4 g/ngày.
Trẻ em: Tùy vào từng giai đoạn tuổi và đánh giá mức cần thiết khi sử dụng để chỉ định liều cho phù hợp:
< 12 tháng tuổi: Nên sử dụng sản phẩm khác để điều trị.
Từ 1 – 6 tuổi:
- Sử dụng liều 120 – 250 mg tương ứng từ 1/2 -1 gói.
- Tần suất sử dụng: tối đa 4 lần/ ngày.
Từ 6 – 12 tuổi:
- Sử dụng liều 250 – 500 mg tương ứng từ 1 – 2 gói.
- Tần suất sử dụng: tối đa 4 lần/ ngày.
Và giai đoạn từ 12 – 18 tuổi:
- Sử dụng liều 500 mg tương ứng 2 gói.
- Tần suất sử dụng: 4 – 6 lần/ ngày.
Cách dùng thuốc Partamol
Thuốc Partamol được dùng theo đường uống. Cách sử dụng như sau:
- Đầu tiên hòa tan cốm thuốc trong nước.
- Sau khi đã hòa tan hoàn toàn thì uống hết dung dịch thuốc.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không được tự ý dùng paracetamol để giảm đau > 5 ngày đối với trẻ em.
- Ngoài ra, không được tự ý dùng thuốc để hạ sốt trong những trường hợp sốt > 39,5°C. Hoặc sốt kéo dài > 3 ngày hoặc sốt tái phát.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Quá liều
Quá liều paracetamol có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Do dùng một lần liều gây độc tính.
- Hoặc sử dụng lặp lại liều cao nhiều lần.
- Hoặc do dùng thuốc thường xuyên.
- Liều có thể ngộ độc 7,5 – 10 g/ ngày trong 1 – 2 ngày.
Các biểu hiện khi quá liều:
- Hoại tử tế bào gan phụ thuộc liều. Đây là độc tính cấp nguy hiểm nhất của ngộ độc paracetamol.
- Vô cùng nghiêm trọng khi quá liều thuốc Partamol là có thể gây tử vong.
Xử trí
- Dùng acetylcystein để giải độc trong trường hợp quá liều paracetamol. Liều lượng sẽ được bác sĩ đánh giá và chỉ định phụ thuộc vào thời gian mà người bệnh đã bị ngộ độc.
- Trường hợp mới vừa quá liều paracetamol, đặc biệt trong vòng 1 giờ sau khi ngộ độc, có thể sử dụng than hoạt để gây nôn nhằm làm giảm sự hấp thu paracetamol và nên điều trị sớm nhất có thể.
- Nguyên tắc: hỗ trợ và xử trí các triệu chứng để đưa các chỉ số càng gần về mức bình thường càng tốt.
Tác dụng phụ của thuốc Partamol
Thuốc Partamol hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Trường hợp nếu người bệnh gặp phải các tác dụng ngoại ý thì thường rất thấp và biểu hiện là:
- Gây giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Hoặc làm giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính và mất bạch cầu hạt.
- Độc tính trên thận khi dùng paracetamol dài ngày. Hoặc độc tính cũng tương tự trên bệnh nhân lạm dụng thuốc
- Hen suyễn.
- Phù mạch, phát ban.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Partamol
Không sử dụng trong trường hợp sau
Không dùng thuốc Partamol trên bệnh nhân bị thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.
Các trường hợp quá mẫn với paracetamol hoặc quá mẫn với bất cứ thành phần nào khác của thuốc.
Ngoài ra, không nên dùng thuốc trên các bệnh nhân bị thiếu hụt men glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.
Các điều cần lưu ý khác
Thuốc Partamol tương đối không độc ở liều điều trị. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người bệnh sẽ bị ban rát, sần ngứa và nổi mày đay.
Lưu ý đến các phản ứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra như phù thanh quản, phù mạch và những phản ứng kiểu phản vệ.
Trong thành phần công thức có chứa aspartam. Do đó, có thể gây hại cho bệnh nhân bị bệnh phenylketon. niệu (PKU). Đây là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây tích lũy phenylalanin do cơ thể không thể đào thải thích hợp.
Thận trọng khi dùng thuốc Partamol ở người bệnh có thiếu máu từ trước.
Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu vì có thể gây tăng độc tính cho gan nếu đang dùng thuốc.
Lưu ý trên bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận.
Ngoài ra, cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như:
- Hội chứng Stevens-Johnson (SJS).
- Hoặc hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN).
- Hoặc người bệnh sẽ trải qua hội chứng Lyell.
- Không những vậy, đó có thể là hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Đối tượng đặc biệt
Phụ nữ có thai
Lưu ý việc sử dụng paracetamol thường xuyên vào giai đoạn cuối thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ thở khò khè dai dẳng của trẻ sơ sinh. Do đó, không nên dùng paracetamol thường xuyên đối với phụ nữ có thai.
Đối tượng là phụ nữ cho con bú
Vẫn chưa thấy có tác dụng không mong muốn xảy ra trên trẻ bú sữa mẹ khi người mẹ đang dùng thuốc. Nguyên nhân có thể vì lượng paracetamol được phân bố vào sữa mẹ rẩt ít nên không thể gây nguy hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nên hạn chế dùng thuốc khi đang cho trẻ bú mẹ
Tương tác thuốc
Cần lưu ý khi phối hợp thuốc Partamol với các chế phẩm sau:
- Coumarin và dẫn chất indandion: uống dài ngày, liều cao sẽ tăng nhẹ tác dụng chống đông.
- Phenothiazin và liệu pháp hạ sốt: có khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Rượu: dùng quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
- Thuốc chống co giật như: Phenytoin, barbiturat, carbamazepin.
- Isoniazid: tăng nguy cơ độc tính với gan.
Cách bảo quản
- Bảo quản thuốc Partamol trong bao bì kín, nơi khô ráo.
- Tránh để thuốc ở nơi ẩm vì rất dễ gây hỏng thuốc.
- Nhiệt độ bào quản < 30°C.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.