1. Thành phần của Upsa-C
Tá dược: Natri hydrocarbonat, acid citric khan, sucrose, natri saccharin, macrogol 6000, natri benzoat, hương vị cam (cụ thể chứa maltodextrin: glucose), sunset yellow S (E110) vừa đủ cho một viên nén sủi bọt.
2. Công dụng của Upsa-C
– Điều trị tình trạng thiếu hụt Vitamin C.
– Mệt mỏi tạm thời.
– Phòng và điều trị cảm lạnh.
3. Liều lượng và cách dùng của Upsa-C
Cách dùng và đường dùng
Dùng đường uống.
Hòa tan viên thuốc vào nửa cốc nước.
Tần số và thời điểm dùng thuốc
Do có tác dụng kích thích nhẹ, không nên uống thuốc này vào cuối ngày.
4. Chống chỉ định khi dùng Upsa-C
– Quá mẫn cảm đối với một thành phần của thuốc.
– Sỏi thận.
KHI NGHI NGỜ, CẦN HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN.
5. Thận trọng khi dùng Upsa-C
Thuốc này có chứa 283mg Na trong một đơn vị liều, do đó những người có chế độ ăn ít muối (ăn nhạt) cần chú ý.
Thận trọng khi dùng thuốc này trên những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa sắt, bản chất dễ hình thành sỏi thận hoặc sỏi niệu và thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase.
Không dung nạp với fructose, hội chứng kém hấp thu với glucose và galactose, hoặc thiếu hụt sucrase-isomaltase do sự có mặt của sucrose.
Bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu glucose-galactose thì không nên sử dụng thuốc này vì nó có chứa maltodextrin.
TRƯỜNG HỢP NGHI NGỜ, ĐỪNG NGẦN NGẠI HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Khi mang thai, chỉ được dùng thuốc này khi có ý kiến của thầy thuốc.
Nếu bạn thấy mình có thai trong khi đang điều trị bằng Vitamin C, cần hỏi ý kiến của thầy thuốc và chỉ có thầy thuốc mới quyết định được bạn có thể tiếp tục điều trị hay không. Nên tránh dùng vitamin C liều cao khi cho con bú.
THEO NGUYÊN TẮC CHUNG, BẠN LUÔN CẨN HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ TRƯỚC KHI DÙNG MỘT LOẠI THUỐC NÀO KHI MANG THAI HOẶC ĐANG NUÔI CON BÚ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
8. Tác dụng không mong muốn
Nếu dùng quá 1g/ngày, những điều sau đây có thể xảy ra:
– Rối loạn dạ dày – ruột (ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng).
– Rối loạn thận và đường tiết niệu (tiểu tiện khó hoặc nước tiểu có màu đỏ, tăng oxalat niệu).
– Rối loạn hệ thần kinh (chóng mặt).
– Tan huyết (vỡ hồng cầu) ở những bệnh nhân thiếu hụt G6PD (thiếu một enzyme trong hồng cầu).
– Các rối loạn ở da và mô dưới da (mề đay, phát ban).
ĐỪNG NGẦN NGẠI HỎI Ý KIẾN THẦY THUỐC HOẶC DƯỢC SĨ CỦA BẠN VÀ BÁO CHO HỌ VỀ NHỮNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN HOẶC KHÓ CHỊU CÓ THỂ CHƯA NÓI TỚI TRONG TỜ HƯỚNG DẪN NÀY.
9. Tương tác với các thuốc khác
Ở liều cao (trên 2g một ngày) Acid Ascorbic có thể ảnh hưởng tới các xét nghiệm cận lâm sàng sau: định tính creatinin và glucose, máu và nước tiểu (xét nghiệm tiểu đường dùng glucose-oxidase).
10. Quá liều và xử trí quá liều
11. Bảo quản
Không nên dùng thuốc sau khi mở nắp 30 ngày.
Chú ý bảo quản đặc biệt: Bảo quản dưới 25°C, ở nơi khô ráo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.